Khi nào doanh nghiệp bị đóng/ khoá mã số thuế ? Xử lý như thế nào khi bị khoá mã số thuế ?

Làm chủ doanh nghiệp, khi chưa có nhiều kinh nghiệm rất có khả năng doanh nghiệp của bạn bị (tạm) khoá mã số thuế mà bạn không hề biết. Vậy những trường hợp nào doanh nghiệp có khả năng bị khoá mã số thuế ? Xử lý như thế nào ? Hãy cùng tham khảo thông tin với Topa.vn

KHI NÀO DOANH NGHIỆP BỊ ĐÓNG/ KHOÁ MÃ SỐ THUẾ

Thông thường, doanh nghiệp sẽ bị đóng/ khoá mã số thuế khi gặp phải một số vấn đề sau :

  • Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký
    • Cơ quan Thuế sẽ có bước kiểm tra trực tiếp doanh nghiệp tại địa chỉ trên đăng ký kinh doanh: Kiểm tra biển tên doanh nghiệp, hoạt động thực tế của doanh nghiệp
    • Cán bộ thuế sẽ liên lạc tới số điện thoại của chủ doanh nghiệp để xác minh thông tin của chủ doanh nghiệp ( Tuỳ từng cơ quan, cán bộ và thông tin trên đăng ký kinh doanh)
    • Sau khi tiến hành kiểm tra, nếu không thấy thông tin đúng với đăng ký kinh doanh, cán bộ thuế có quyền ra thông báo và tiến hành tạm khoá mã số thuế
  • Doanh nghiệp không nộp các tờ khai, báo cáo thuế
    • Doanh nghiệp không tiến hành nộp các tờ khai, báo cáo thuế bắt buộc
    • Quá thời hạn nộp báo cáo thuế trên 90 ngày, cán bộ thuế sẽ liên lạc và kiểm tra doanh nghiệp, nếu không liên lạc, kiểm tra được sẽ tiến hành tạm khoá mã số thuế
  • Doanh nghiệp nợ thuế 
    • Doanh nghiệp nợ thuế quá lâu, cơ quan Thuế đốc thúc nhiều lần nhưng không được sẽ bị tiến hành đóng/ khoá mã số thuế

KIỂM TRA TÌNH TRẠNG ĐÓNG/ KHOÁ MÃ SỐ THUẾ NHƯ THẾ NÀO ?

Doanh nghiệp có thể kiểm tra tình trạng đóng/ khoá mã số thuế tại website:

http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Sau khi nhập thông tin mã số thuế và mã xác nhận, sẽ ra tình trạng của doanh nghiệp. Đây là một ví dụ :

Như vậy, người nộp thuế có thể kiểm tra tình trạng cán bộ Thuế kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp như thế nào.

XỬ LÝ KHI BỊ ĐÓNG/ KHOÁ MÃ SỐ THUẾ RA SAO ?

Khi bị đóng/ khoá mã số thuế, nếu chủ doanh nghiệp nhận được thông tin, hãy ngay lập tức liên hệ đến cơ quan Thuế quản lý để nhận thông tin chính xác nhất và được giải đáp.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các việc sau:

  • Đặt biển công ty và hoạt động tại địa chỉ đăng ký doanh nghiệp
  • Lập các hồ sơ chứng minh hoạt động doanh nghiệp, bao gồm:
    • Xác nhận việc thuê/ sử dụng địa chỉ đăng ký kinh doanh
    • Các hợp đồng mua bán để chứng minh việc hoạt động doanh nghiệp
    • Hợp đồng nhân viên/ nếu có
  • Bổ sung các tờ khai thuế  còn thiếu
  • Nộp đủ các khoản nợ thuế
  • Lập biên bản giải trình và nộp phạt cho các hành vi vi phạm

Sau khi thực hiện các việc trên, cơ quan Thuế sẽ xem xét và xác nhận việc mở lại mã số thuế doanh nghiệp

HỖ TRỢ TỪ TOPA.VN

Thực tế, thì các mức phạt của doanh nghiệp vẫn đang dao động trong khung và phụ thuộc vào hành vi của doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp “không may” gặp phải, thì sẽ có thể có các mức phạt khác nhau phụ thuộc vào việc giải trình, xử lý với cán bộ thuế.

Do vậy, việc tự thực hiện của chủ doanh nghiệp sẽ khiến cán bộ thuế mất nhiều thời gian hướng dẫn, chuẩn bị, giải thích và khó mang lại kết quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Với các trường hợ trên, hãy liên lạc tới Topa.vn, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về Thuế.

Hotline : 0888.005.630.Email: contact@topa.vn

>> Xem thêm các thông tin tư vấn khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.