Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần – Hướng dẫn chi tiết

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh không khó và cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp so với thực hiện giải thể như: giữ được thâm niên hoạt động của công ty, giữ lại các chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu, các bằng sáng chế… Cùng tìm hiểu chi tiết Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần trong bài viết dưới đây của TOPA.

thu-tuc-tam-ngung-kinh-doanh-cong-ty-co-phan

Công ty Cổ phần là gì

Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Một số đặc điểm cần chú ý của Công ty Cổ phần

  • Công ty Cổ phần là mô hình kinh doanh mở khi các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần và không giới hạn cổ đông.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên

Quy định của pháp luật về việc tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần

Thời hạn làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần

  • Doanh nghiệp phải tiến hành gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. 

Ví dụ công ty bạn muốn tạm ngừng kinh doanh vào thứ Ba thì bạn cần gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh trước thứ Sáu tuần trước vì thứ Bảy và Chủ nhật không phải là ngày làm việc của Cơ quan đăng ký kinh doanh.

  • Doanh nghiệp tạm ngừng tối đa 01 năm và không giới hạn số lần đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải:

  • Nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; 
  • Tiếp tục thanh toán các khoản nợ;
  • Hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác).

Hậu quả pháp lý khi không làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần

Thứ nhất, về biện pháp xử phạt hành chính không thông báo tạm ngừng kinh doanh

Theo Điều 50 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác như sau:

  • Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. 
  • Doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm không thông báo theo quy định của pháp luật có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
  • Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo Thông báo phải có nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với Công ty Cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền (nếu có).

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 3. Cập nhật tình trạng

Sau khi hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng tạm ngừng kinh doanh trên hệ thống dữ liệu doanh nghiệp quốc gia.

Hướng dẫn chi tiết thao tác trên hệ thống dangkykinhdoanh.gov.gdt.vn

Bước 1: Truy cập trang đăng ký kinh doanh > Chọn Đăng ký doanh nghiệp > Tiếp theo

Bước 2: Chọn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp > Tiếp theo

Bước 3: Nhập mã số doanh nghiệp > Tiếp theo

Bước 4: Nhập số CCCD người đại diện pháp luật > Tiếp theo

Bước 5: Chọn Tạm ngừng hoạt động > Tiếp theo

Bước 6: Chọn Bắt đầu

Bước 7: Chọn Tạm ngừng kinh doanh để điền thông tin

Bước 8: Điền thông tin tương ứng, chuẩn xác theo hồ sơ > Lưu

Bước 9: Chọn Người nộp hồ sơ > Điền thông tin > Người được ủy quyền > Lưu

Bước 10: Chọn Người được ủy quyền > Điền thông tin > Lưu

Bước 11: Chọn người ký > Điền email (là email tài khoản) > Chọn tìm kiếm > Nhập người nhận ủy quyền > ấn Chọn

Bước 12: Chọn các hồ sơ tương ứng cần nộp tùy thuộc loại hình doanh nghiệp sau đó ấn Đóng

Bước 13: Chọn Tệp để tải tệp lên > Chọn tên tệp tương ứng > Lưu > Trở về

Bước 14: Chọn Chuẩn bị

Bước 15: Chọn xác nhận

Bước 16: Chọn OK

Bước 17: Chọn Ký số

Bước 18: Nhập mật khẩu và ấn xác nhận

Bước 19: Chọn nộp hồ sơ vào Phòng ĐKKD

Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, hoặc cần tư vấn thêm về Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline/Zalo: 0888.005.630, chuyên viên của TOPA luôn sẵn sàng hỗ trợ!