Điều kiện thành lập công ty cổ phần 2023 chi tiết

Công ty cổ phần đang là một trong những lựa chọn ưu tiên cho những người muốn thành lập doanh nghiệp nhờ vào nhiều ưu điểm đặc trưng. Tuy nhiên, việc thành lập một công ty cổ phần đòi hỏi phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Tìm hiểu Điều kiện thành lập công ty cổ phần 2023 chi tiết trong bài viết dưới đây cùng TOPA.

dieu-kien-thanh-lap-cong-ty-co-phan

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Điều kiện về người thành lập và người đại diện công ty cổ phần

(1) Người thành lập công ty cổ phần

Các trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng: 

  • Cán bộ, công nhân viên chức;
  • Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang trong thời gian thi hành án…

Theo khoản 5 Điều 101, Luật Doanh nghiệp 2020, một cá nhân có thể đồng thời là giám đốc, phó giám đốc, tổng giám đốc… từ 2 công ty trở lên (không căn cứ vào loại hình hay quy mô doanh nghiệp). Trừ trường hợp nếu đã là giám đốc, tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước thì không được kiêm nhiệm chức vụ giám đốc, tổng giám đốc của một doanh nghiệp khác.

Cán bộ, công nhân viên chức nếu đang là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng hoặc các vị trí cấp quản lý khác của doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, chỉ được phép tham gia góp vốn với tư cách cổ đông.

(2) Người đại diện công ty cổ phần

  • Có thể có một hoặc nhiều người đại diện.
  • Có thể đồng thời là đại diện của nhiều công ty khác nhau.
  • Cá nhân giữ vị trí giám đốc, tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước không được phép làm người đại diện.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Trong quá trình thành lập công ty, chủ doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề. Một số ngành nghề yêu cầu người thành lập doanh nghiệp phải cung cấp chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp tương ứng với ngành nghề mà doanh nghiệp chọn.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần 2023 theo quy định hiện hành

Điều kiện về vốn góp, vốn điều lệ của công ty cổ phần

Công ty cổ phần phải có vốn góp từ tối thiểu 03 tổ chức, cá nhân (cổ đông sáng lập). Trừ trường hợp Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập (Theo Điều 120, Luật Doanh nghiệp 2020).

Vốn điều lệ trong công ty cổ phần sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau (hay còn được gọi là cổ phần).

Theo Luật Doanh nghiệp, không có quy định cụ thể về vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần, trừ trường hợp ngành nghề đăng ký yêu cầu về vốn pháp định (vốn góp, vốn điều lệ).

Điều kiện về tên công ty và trụ sở của công ty cổ phần

(1) Tên công ty

Phải được viết bằng tiếng Việt, đúng thuần phong mỹ tục, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã đăng ký trước.

Không được sử dụng tên hoặc một phần tên của các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp… trực thuộc bộ máy nhà nước, ngoại trừ được sự chấp thuận của các cơ quan, tổ chức đó.

Đối với tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Tên tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt của công ty theo 2 cách sau:

  • Giữ nguyên tên riêng tiếng Việt và sử dụng đồng thời như tên tiếng nước ngoài;
  • Dịch gần đúng nhất so với tên viết bằng tiếng Việt.

Đối với tên công ty viết tắt, phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài. 

(2) Trụ sở công ty 

Địa chỉ phải rõ ràng (số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và được quyền sử dụng hợp pháp.

Trường hợp trụ sở đặt tại chung cư, căn hộ, tòa nhà phức hợp… thì công ty cần phải có giấy xác nhận địa chỉ đó có chức năng thương mại, kinh doanh.

Lưu ý: 

  • Căn hộ chung cư chỉ có chức năng để ở, không có chức năng thương mại, kinh doanh thì không được cấp giấy phép kinh doanh tại địa chỉ đó.
  • Chủ đầu tư tại các chung cư, căn hộ, tòa nhà phải cung cấp bản sao y công chứng giấy phép xây dựng, được cấp phép xây dựng, giấy xác nhận… cho phía doanh nghiệp để xác nhận chức năng đăng ký kinh doanh, thương mại, dịch vụ khi doanh nghiệp tiến hành mua, thuê địa điểm đó để làm văn phòng. 

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hải Phòng – Tư vấn miễn phí

Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty cổ phần

  • Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp (Doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu để sử dụng);
  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty, đăng ký nộp thuế điện tử và đóng thuế môn bài. (Hiện nay miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên hoạt động cho doanh nghiệp mới thành lập);
  • Khắc biển hiệu và treo bảng hiệu gắn tại trụ sở công ty (cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra việc treo biển hiệu, phạt hành chính nếu DN không treo);
  • Đăng ký mua chữ ký số (Token) để kê khai thuế, nộp thuế và giao dịch điện tử với cơ quan thuế.
  • Làm thủ tục khai thuế ban đầu và đặt mua hóa đơn GTGT;
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng;
  • Góp đủ vốn điều lệ theo thời điểm đã ghi trong Điều lệ và không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Báo cáo thuế hàng tháng/quý;
  • Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần;
  • Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần;
  • Đăng ký mã đơn vị BHXH;
  • Đăng ký lao động tham gia BHXH;
  • Và một số công việc khác tuỳ vào lĩnh vực ngành nghề hoạt động.

Sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của đại lý thuế có uy tín không?

Khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty của TOPA sẽ có rất nhiều lợi ích về sau

Hỗ trợ sau khi thành lập

  • Doanh nghiệp sau khi được thành lập, TOPA vẫn tiếp tục hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. TOPA sẵn lòng giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh như: thay đổi vốn điều lệ, mở rộng hoạt động hoặc thay đổi cơ cấu tổ chức.
  • Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, TOPA sẽ là đối tác tin cậy với dịch vụ thuế, giải pháp kế toán thuế, phần mềm kế toán thông minh. Doanh nghiệp không phải đau đầu tìm thêm kế toán viên hay mua phần mềm kế toán bên ngoài để phục vụ hoạt động kinh doanh, giúp tiết kiệm và tối ưu chi phí.

Đảm bảo tính pháp lý

TOPA cam kết đảm bảo tính pháp lý cho quá trình đăng ký thành lập công ty cổ phần, đồng thời cung cấp các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Kinh nghiệm và chuyên môn

TOPA đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp và giải pháp kế toán toàn diện gồm: Phần mềm kế toán online, Dịch vụ kế toán – thuế, Nhân sự kế toán cùng các dịch vụ pháp lý liên quan; với hơn 500 doanh nghiệp tin tưởng và đồng hành.

Chi phí hợp lý

TOPA cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập công ty với các mức chi phí phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp mới thành lập có thể tối ưu chi phí, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

Xem thêm: Báo giá dịch vụ của TOPA

Trên đây là thông tin về Điều kiện thành lập công ty cổ phần 2023 chi tiết và những lưu ý khi thành lập cho chủ doanh nghiệp. Nếu anh/chị chưa có kinh nghiệm, chưa có người hỗ trợ hoặc cần tư vấn về Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp, anh/chị có thể để lại thông tin hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 0888.005.630, chuyên viên của TOPA luôn sẵn sàng hỗ trợ!