mua_ban_doanh_nghiep

CÓ ĐƯỢC PHÉP MUA BÁN DOANH NGHIỆP KHÔNG ?

Có nhiều người nghĩ rằng ai cũng có quyền mua bán doanh nghiệp. Vậy điều này có đúng không ? Theo quy định thì những loại hình doanh nghiệp được phép mua bán là doanh nghiệp nào? Hãy cùng TOPA.VN tìm hiểu để tránh những bất lợi trong việc mua bán doanh nghiệp trong bài viết dưới đây:

co_duoc_phep_mua_ban_doanh_nghiep_khong

Mua bán doanh nghiệp là gì ?

  • Là quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu và quản lý một doanh nghiệp từ người này sang người khác
  • Theo quy định tại khoản 4 điều 29 luật cạnh tranh 2018 thì mua lại doanh nghiệp là việc 1 doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc 1 phần vốn góp, tài sản…

Các loại hình doanh nghiệp được phép mua bán ?

Theo các quy định hiện nay, chỉ có 2 loại hình doanh nghiệp được phép bán:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Công ty 100% vốn nhà nước

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về các trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp bao gồm:

  • Thuộc diện cổ phần hóa nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hóa. Và được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển sang hình thức bán toàn bộ doanh nghiệp.
  • Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Như vậy, chỉ khi thuộc trường hợp được pháp luật quy định thì mới được bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Công ty tư nhân 

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, việc mua bán doanh nghiệp chỉ đặt ra đối với doanh nghiệp tư nhân, được quy định tại điều 192 như sau: 

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
  • Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân và bên mua phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
  • Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định.

Các đối tượng không được mua doanh nghiệp

Công ty 100% vốn nhà nước

  • Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Tổ chức tài chính trung gian, cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tổ chức này trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp
  • Tổ chức đấu giá doanh nghiệp và người làm việc trong tổ chức đấu giá doanh nghiệp thực hiện cuộc đấu giá
  • Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp
  • Những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư liên quan đến các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và pháp luật về đất đai.

Công ty tư nhân

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh cho riêng cơ quan, đơn vị mình
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước
  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính…
  • Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Không được phép mua bán các loại hình doanh nghiệp nào ?

  • Pháp luật không quy định về việc bán doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp:
  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không có 100% vốn nhà nước
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
  3. Công ty cổ phần
  4. Công ty hợp danh
  • Tuy nhiên trên thực tế việc bán các doanh nghiệp này được diễn ra rất sôi nổi. Thậm chí nhiều hơn cả hoạt động bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Thông qua hoạt động nhượng vốn cho các nhà đầu tư bên ngoài 

Thủ tục mua bán doanh nghiệp

Bước 1: Xác định nhu cầu và tiến hành đàm phán mua bán doanh nghiệp

  • Hai bên cùng xác định nhu cầu và tiến hành đàm phán về các điều kiện mua bán.
  • Các điều kiện bao gồm giá trị doanh nghiệp, phạm vi chuyển nhượng, điều kiện thanh toán…

Bước 2: Thực hiện đánh giá và kiểm tra doanh nghiệp 

  • Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với người mua. Quyết định sự thành công của thương vụ M&A
  • Người mua thực hiện quá trình đánh giá và kiểm tra chi tiết về doanh nghiệp
  • Những công việc cần làm: báo cáo tài chính, các khoản thu chi, đội ngũ nhân viên, địa điểm kinh doanh, các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh, hình ảnh công ty…

Bước 3: Chuẩn bị hợp đồng mua bán doanh nghiệp

  • Trước tiên cần định giá doanh nghiệp mục tiêu. Lựa chọn phương thức thực hiện thương vụ và mua bán doanh nghiệp
  • Dựa trên kết quả đánh giá và đàm phán, người mua và người bán lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
  • Tiến hành thương lượng cụ thể từng điều khoản hợp đồng mua bán doanh nghiệp

LƯU Ý: giai đoạn này thường tìm hiểu động cơ khiến người bán muốn bán lại doanh nghiệp => nắm được cơ hội và điểm yếu cần loại bỏ

Bước 4: Hoàn thiện thủ tục pháp lý mua bán doanh nghiệp 

Tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để hoàn tất giao dịch, bao gồm việc cập nhật giấy phép kinh doanh, thay đổi hợp đồng lao động, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các thủ tục thuế và bảo hiểm xã hội.

Bước 5: Hoàn tất giao dịch và chuyển nhượng doanh nghiệp

  • Người mua thực hiện thanh toán và người bán chuyển nhượng quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn tất giao dịch, người mua trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp
  • Bên mua tiếp tục tiếp quản các hoạt động kinh doanh.

Những điều cần lưu ý khi mua lại doanh nghiệp khác

  • Những lợi thế khi mua lại doanh nghiệp: dây chuyền sản xuất, hệ thống quản lý, bộ máy nhân sự, hệ thống khách hàng hay còn gọi là thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường… còn tùy thuộc vào bên mua, phụ thuộc vào mục đích  mua lại DN để làm gì
  • Về rủi ro khi mua lại doanh nghiệp: rủi ro pháp lý, tài chính, thị trường, công nghệ. Phải xem xét rất nhiều yếu tố để đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất hoặc có thể chấp nhận được.

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi mua bán doanh nghiệp

Rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý bao gồm: rủi ro trong quá trình hoạt động (bị tạm ngừng hoặc buộc phá sản…), rủi ro từ cơ quan quản lý nhà nước, rủi ro từ các hành động pháp lý của đối tác,…

=> Vì vậy cần kiểm tra lại các vấn đề pháp lý của công ty trước khi mua lại.

Sau khi được cung cấp các tài liệu cần thiết như: hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hồ sơ về vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, hồ sơ về nhân sự và cơ cấu tổ chức, hồ sơ về lao động, hợp đồng giao dịch, tài sản doanh nghiệp, kế toán, thuế, ngân hàng. Bên mua có thể tự tiến hành hoặc thuê các bên có chuyên môn về pháp lý như Luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư tiến hành thẩm định để đưa ra Báo cáo thẩm định pháp lý. 

Rủi ro về tài chính

Rủi ro về tài chính: rủi ro về nguồn vốn, rủi ro về tài sản, rủi ro về các khoản nợ đối với cơ quan nhà nước và cơ quan đối tác

=> Thông thường đối với việc kiểm soát rủi ro về tài chính, các bên sẽ thuế các đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm tra, soát xét lại toàn bộ báo cáo tài chính, tài sản và các vấn đề liên quan của doanh nghiệp để đưa ra báo cáo thẩm định tài chính. Ngoài ra, có thể thuê các bên thẩm định giá để định giá tài sản của doanh nghiệp. 

Rủi ro về thị trường và rủi ro khác

Việc tận dụng tốt các lợi thế về thị trường sẽ giúp bên mua tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Công tác xây dựng thị trường cũng tối ưu hơn. Thay vào đó doanh nghiệp có thể bắt đầu khai thác những tiềm năng hiện có. Tuy nhiên, bên mua cũng cần cân nhắc kỹ trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Điều này giúp bên mua đảm bảo được quyền lợi, tối ưu hóa thời gian và chi phí.

Bài viết trên đây, TOPA.VN đã đề cập đến việc mua bán doanh nghiệp và các vấn đề liên quan để anh/chị có cái nhìn cụ thể nhất.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần nhận tư vấn về các vấn đề liên quan về kế toán thuế, thành lập doanh nghiệp. Vui lòng truy cập Website hoặc liên hệ Hotline/Zalo 088 800 5630 để được hỗ trợ. TOPA.VN luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp.