Mã số thuế là gì? Cá nhân có cần phải đăng ký mã số thuế cá nhân không? Cách tra cứu mã số thuế cá nhân như thế nào?

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế. Vậy có cần thiết phải đăng ký mã số thuế cá nhân không? Cách tra cứu mã số thuế cá nhân như nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của TOPA

co-can-thiet-dang-ky-ma-so-thue-ca-nhan-khong

Khái niệm mã số thuế

Theo khoản 1 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 quy định về định thuế như sau:

“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”

Khái niệm mã số thuế được quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 quy định về mã số thuế như sau:

“Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế”

Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Pháp luật có quy định đối tượng đăng ký thuế quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế 2019 như sau:

– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cấu trúc mã số thuế bao gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật quản lý thuế 2019 quy định như sau:

“a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;

b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;

c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.”

Mã số thuế được cấp như thế nào?

Khoản 3 Điều 30 Luật quản lý thuế 2019 quy định:

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 MST duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực MST. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp MST phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận ĐKDN, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận ĐKKD đồng thời là MST;

– Cá nhân được cấp 01 MST duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp MST để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN. MST cấp cho người phụ thuộc đồng thời là MST của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

Các trường hợp khác

– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp MST nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

– MST đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;

– MST của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;

– MST cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là MST cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Những người nào cần nộp thuế thu nhập cá nhân

Điểm b.1 khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân có đăng ký hợp đồng lao động trên ba tháng và lương phải trên 11.000.000 triệu đồng (Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14) thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp của anh/chị, do anh chị đã làm việc tại Công ty và được ký hợp đồng lao động đã được 6 tháng. Vì vậy, phía Công ty sẽ đăng ký mã số thuế cho anh/chị, nhưng do lương của anh/chị không trên 11.000.000 triệu đồng nên sẽ không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Xem thêm: Hoàn thuế TNCN online – Hưng dẫn chi tiết

Kiểm tra mã số thuế cá nhân như thế nào?

Anh/chị có thể lên website chính thống của Tổng cục thuế – Bộ tài chính để kiểm tra thông tin mã số thuế cá nhân của mình.

Các bước tra cứu dễ dàng:

Bước 1: Truy cập trang web Tổng cục thuế – Bộ tài chính địa chỉ website: https://www.gdt.gov.vn/wps/portal;

Bước 2: Chọn cửa sổ Dịch vụ công;

Bước 3: Chọn Tra cứu thông tin người nộp thuế;

Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin tại cửa sổ “Thông tin về người nộp thuế”.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần nhận tư vấn về các vấn đề liên quan về kế toán thuế, thành lập doanh nghiệp, vui lòng truy cập Website hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 088 800 5630. TOPA luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp!