Dịch vụ hoàn Thuế giá trị gia tăng cho Doanh nghiệp

Thuế Giá trị gia tăng là một khoản chi phí rất lớn với các doanh nghiệp. Vì vậy, khi được hoàn thuế, đây là một nguồn lợi ích rất lớn.

Tuy nhiên, rất nhiều chủ doanh nghiệp không thực hiện làm điều này do muốn tránh những rắc rối với cơ quan Thuế hoặc chưa hiểu biết đủ nhiều.

Quan trọng, là bạn đã tìm đúng bên hỗ trợ hay chưa ?

Giải pháp hoàn Thuế Topa là giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp

Thông tin hoàn thuế giá trị gia tăng

Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là việc nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho Ngân sách nhà nước trong một số trường hợp nhất định.

Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp mà còn rất quan trọng đối với nền kinh tế.

  • Hoàn thuế GTGT góp phần khuyến khích xuất khẩu, do khi hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0%, giúp doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện cạnh tranh về giá cả với các hàng hoá trên thị trường quốc tế;
  • Hoàn thuế GTGT khích lệ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh; khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất theo chiều sâu;
  • Hoàn thuế GTGT tạo điều kiện về tài chính cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Hoàn thuế GTGT thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giải quyết khó khăn về vốn, kinh nghiệm, công nghệ… góp phần giúp nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng.

Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng

Điều 18 thông tư  219/2013/TT-BTC quy định 9 đối tượng, trường hợp được hoàn thuế GTGT bao gồm:

  1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
  2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.
  3. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới.
  4. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
  5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
  6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
  7. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
  8. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
  9. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong thực tế kinh doanh, thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sau thường có nhu cầu hoàn thuế

  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu :
    • Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài
    • Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan
  • Doanh nghiệp có dự án đầu tư mới
    • Sau khi hoạt động đầu tư kết thúc, doanh nghiệp quyết toán và xử lý hoàn thuế cho dự án đầu tư

Lợi ích của Doanh nghiệp khi sử dụng Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

  • Tối ưu chi phí: Mức phí phù hợp đảm bảo DN có lợi ích khi sử dụng.
  • Tối ưu thời gian: Có bên dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Rà soát toàn bộ chứng từ, hóa đơn trước khi nộp hồ sơ hoàn thuế;
  • Hạn chế tối đa trường hợp bị truy thu thuế và xử phạt hành chính;
  • Đại diện doanh nghiệp giải trình với cơ quan thuế trong quá trình làm thủ tục hoàn thuế;
  • Đại diện doanh nghiệp nhận quyết định hoàn thuế GTGT;
  • Theo dõi tiến độ đến khi doanh nghiệp nhận được tiền thuế được hoàn.

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HOÀN THUẾ GTGT

1. Điều kiện hoàn thuế GTGT

Để được hoàn thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Phải có thuế GTGT được khấu trừ;
  • Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
  • Mở tài khoản ngân hàng với MST của doanh nghiệp;
  • Lập và lưu giữ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo đúng quy định hiện hành;
  • Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện đúng theo quy định hiện hành;
  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và con dấu.

Các trường hợp được hoàn thuế.

  • Trường hợp 1: Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Cơ sở, doanh nghiệp có thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên cho 1 số trường hợp cụ thể như: vừa xuất khẩu vừa kinh doanh nội địa, nhập khẩu hàng hóa rồi xuất khẩu nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan.

  • Trường hợp 2: Đối với dự án đầu tư mới

Cơ sở, doanh nghiệp mới thành lập, đang trong giai đoạn đầu tư và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đồng thời, số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến dự án đầu tư tối thiểu từ 300 triệu đồng.

  • Trường hợp 3: Đối với dự án đầu tư cho cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động

Cơ sở, doanh nghiệp sau khi bù trừ kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên. Nếu dưới 300 triệu đồng thì được kết chuyển cho kỳ khai thuế tiếp theo.

  • Trường hợp 4: Đối với cơ sở, doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Cơ sở, doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình, thay đổi chủ sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, ngừng hoạt động, phá sản nộp thừa thuế GTGT hoặc chưa khấu trừ hết thuế GTGT đầu vào từ 300 triệu đồng trở lên.

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ, THỦ TỤC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THEO THÔNG TƯ 80

1. Cách hoàn thuế GTGT

3 hình thức gửi mẫu 01/ĐNHT đề nghị hoàn thuế GTGT bao gồm:

  1. Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế;
  2. Nộp qua đường bưu điện;
  3. Nộp trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

Thông thường, cơ quan Thuế ở các tỉnh thành sẽ yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Thuế. Đa phần hình thức nộp Online được áp dụng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Mình

2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT

Đối với hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, tùy vào từng trường hợp đề nghị hoàn thuế mà chi tiết hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Chi tiết hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu bao gồm:

  1. Mẫu 01/ĐNHT đề nghị hoàn thuế, hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước;
  2. Hợp đồng mua bán và gia công hàng hóa;
  3. Các hóa đơn, chứng từ bán hàng/xuất khẩu/gia công;
  4. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu;
  5. Mẫu 01-2/HT danh sách tờ khai hải quan đã thông quan;
  6. Chứng từ chứng minh hoàn tất việc thanh toán hàng hóa xuất khẩu (qua ngân hàng).

 Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp ủy thác xuất khẩu và đã thanh lý hợp đồng

Chi tiết hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu ủy thác bao gồm:

  1. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
  2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu;
  3. Biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
  4. Biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác và nhận ủy thác;
  5. Các hóa đơn, chứng từ bán hàng hoặc xuất khẩu hoặc gia công;
  6. Mẫu 01/ĐNHT đề nghị hoàn thuế, hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước;
  7. Chứng từ chứng minh hoàn tất việc thanh toán hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng.

Đối với dự án đầu tư

Chi tiết hồ sơ hoàn thuế GTGT dự án đầu tư bao gồm:

  1. Mẫu 02/GTGT tờ khai thuế GTGT;
  2. Bản sao chứng từ góp vốn điều lệ;
  3. Quyết định thành lập BQL dự án đầu tư;
  4. Mẫu 01-1/HT bảng kê chứng từ, hóa đơn mua vào;
  5. Các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng liên quan đến dự án đầu tư;
  6. Mẫu 01/ĐNHT đề nghị hoàn thuế, hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước;
  7. Bản sao giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hoạt động;
  8. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trường hợp làm thủ tục xin giấy phép đầu tư);
  9. Giấy phép xây dựng và bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có trị tương đương (trường hợp dự án có công trình xây dựng).

>> Download mẫu bảng kê chứng từ nộp Thuế

Lưu ý:

Với 3 trường hợp sau đây, doanh nghiệp không cần nộp hóa đơn bán hàng/xuất khẩu/gia công:

>> Hoạt động kinh doanh xuất khẩu phần mềm (hình thức điện tử);

>> Hoạt động xây lắp công trình tại các khu phi thuế quan hoặc tại nước ngoài;

>> Hoạt động cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất như điện nước, lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, văn phòng phẩm…

3. Thời gian nhận được tiền hoàn thuế GTGT

Tùy theo từng trường hợp khi làm thủ tục hoàn thuế mà thời hạn để cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế GTGT hoặc quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ ngân sách nhà nước sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Đối với trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Trong vòng tối đa 6 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế;
  • Đối với trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Trong vòng 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.

Theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, kể từ ngày nhận được lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước phải chi hoàn thuế trong vòng 1 ngày làm việc.

Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp cũng đều hiểu được là doanh nghiệp sẽ phải vượt qua hình thức duyệt hồ sơ của Cơ quan Thuế mất nhiều thời gian, mới có thể xử lý được toàn bộ các yêu cầu của cơ quan Thuế. 

Phân loại hồ sơ hoàn Thuế

Phân loại hồ sơĐịa điểm kiểm traThời hạn giải quyết
(kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ)
Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trướcKiểm tra tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế– Chậm nhất là 06 ngày làm việc– Cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước hoàn thuế hoặc thông báo không hoàn thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế
Trường hợp thông tin khai trên hồ sơ hoàn thuế khác với thông tin quản lý của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin này không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuếkiểm tra tại trụ sở của NNT hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan– Chậm nhất là 40 ngày– Cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc không hoàn thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI LÀM HỒ SƠ HOÀN THUẾ GTGT

Điều kiện hoàn thuế GTGT là gì?

  • Để được xét duyệt hoàn thuế giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh cần đảm bảo 6 điều kiện sau:
  • Phải có thuế GTGT được khấu trừ; 
  • Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
  • Mở tài khoản ngân hàng với MST của cơ sở kinh doanh ;
  • Lập và lưu giữ sổ sách, chứng từ theo chuẩn mực kế toán;
  • Thủ tục hoàn thuế GTGT được thực hiện đúng theo quy định hiện hành; Có giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và con dấu

Có đảm bảo được số liệu Thuế hoàn hay không ? 

Đây là vấn đề mà rất nhiều chủ Doanh nghiệp sẽ hỏi bên Dịch vụ.

Thực tế, vấn đề này phụ thuộc vào chất lượng hồ sơ Thuế của doanh nghiệp. Mỗi lần doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế, cơ quan Thuế sẽ kiểm tra xem:

  • Hồ sơ hoàn thuế có chính xác và chỉ phục vụ hoạt động theo đúng yêu cầu không  ( Xuất khẩu, đầu tư…)
  • Kế toán có thực hiện sai các nghiệp vụ Kế toán đã nộp báo cáo trước đó không ? Thực tế đã có nhiều Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ xét duyệt bị báo phạt do các lỗi phát sinh của Kế toán

Vì vậy, Kế toán phụ trách hoạt động Thuế hàng tháng, hàng quý của Doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Nếu để chính xác, hãy để bên Dịch vụ thực hiện & kiểm soát hồ sơ này.

Còn tồn kho và công nợ thanh toán có hoàn thuế được không ?

Hỏi : Công ty chúng tôi thực hiện gia công hàng nhập khẩu về sau đó xuất khẩu, hiện số thuế đầu vào chưa được khấu trừ đã trên 300 triệu, chúng tôi đảm bảo đủ các điều kiện để được hoàn thuế và hiện đang ước tính thuế được hoàn, tuy hiên hàng tồn kho và công nợ trong giai đoạn hoàn thuế chúng tôi vẫn còn nhiều, vậy cho hỏi phần GTGT đầu vào tương ứng đối với hàng tồn kho và công nợ chưa thanh toán trong giai đoạn đề nghị hoàn thuế chúng tôi có được hoàn hay không ?

Trả lời:

1/. Hoàn thuế GTGT: – Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT như sau:

+ Tại Điều 16 quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

“Điều 16. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều 9 và khoản 1 Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng ủy thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận ủy thác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận ủy thác xuất khẩu thanh toán cho bên ủy thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu.

2. Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ; cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường.

+ Tại Điều 17 quy định:

“…Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa được coi như xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Riêng đối với trường hợp hàng hóa gia công chuyển tiếp và hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đối với cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc được coi như thanh toán qua ngân hàng thì không được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế đầu vào.”

– Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13 thì:

“3. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.”

– Căn cứ tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định về hoàn thuế GTGT:

“3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.”

– Căn cứ Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính) như sau:

“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuê giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Căn cứ các quy định trên và trình bày của bạn, Hội tư vấn thuế trả lời theo nguyên tắc như sau:

Trường hợp Công ty trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng)/quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa xuất khẩu theo đúng quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu và đã được cơ quan Hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục xuất khẩu; có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu từ 300 triệu đồng trở lên nếu đáp ứng các điều kiện về hồ sơ và thủ tục theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng/quý theo quy định tại Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp trong tháng/quý, công ty có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng/quý tiếp theo.

(Không có quy định về hàng tồn kho và công nợ lớn thì không được hoàn thuế)

Dự án đầu tư dưới 1 năm có được hoàn thuế không ?

Hỏi: Có thể hiểu về vấn đề hoàn thuế GTGT như sau không – Nếu giai đoạn đầu tư trên 1 năm thì Công ty sẽ được hoàn theo năm (dù số thuế GTGT đủ điều kiện hoàn dưới 300 triệu) – Nếu số thuế GTGT đủ 300 triệu thì hoàn luôn theo tháng hoặc quý dù giai đoạn đầu tư trên hay dưới 1 năm.

Trả lời

Theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC thì

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng..

        Quý HV cần lưu ý để được hoàn thuế thì tham khảo đầy đủ quy định nêu trên, thỏa mãn bộ điều kiện về hoàn thuế như thời gian đầu tư và số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo quy định, chưa có quy định cho hoàn thuế cho thời gian đầu tư dưới 1 năm.

        Quý HV  cần trao đổi thêm với cq thuế địa phương để tránh rủi to tuân thủ chính sách.

Hoàn thuế cho dự án đầu tư thực hiện cuốn chiếu?

Hỏi: Trường hợp doanh nghiệp thành lập từ dự án đầu tư, thực hiện đầu tư theo hình thức gối đầu cuốn chiếu, được chia thành từng giai đoạn và được BQL các KCN chứng nhận theo đúng quy định như đã trình bày trên có được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư theo từng giai đoạn hay không?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ tài Chính quy định: “. . . 2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. 3. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh. Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư . . . ”

Theo quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp thành lập từ dự án đầu tư, thực hiện đầu tư theo hình thức gối đầu cuốn chiếu, được chia thành từng giai đoạn và được BQL các KCN chứng nhận theo đúng quy định, được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư theo từng giai đoạn nhưng phải đảm bảo điều kiện dự án đầu tư trên một năm thì từng giai đoạn “ được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm” hoặc “Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư …” giai đoạn đó.

Dịch vụ hoàn Thuế giá trị gia tăng tốt nhất cho doanh nghiệp

Những khó khăn khi thực hiện hoàn Thuế

Với đa phần các doanh nghiệp, việc hoàn thuế là một việc tương đối phức tạp.

Có rất nhiều doanh nghiệp, cần rất nhiều thời gian và công sức để xử lý phần hoàn Thuế này. Dù theo luật định, đây là phần doanh nghiệp được hợp pháp xin Nhà nước hoàn lại.

Lý do việc này là gì ?

  1. Hồ sơ hoàn thuế đa phần là phức tạp. Hướng dẫn của luật có thể rất khó áp dụng với doanh nghiệp do nhiều yếu tố khách quan
  2. Khi thực hiện kiểm tra hồ sơ, việc xác thực chính xác tính đúng đắn của hồ sơ Hoàn Thuế, thông thường sẽ mất nhiều thời gian và công sức bổ sung hồ sơ
  3. Trong quá trình thực hiện hoàn Thuế, sẽ có những hình thức xử phạt, và vấn đề phát sinh khiến cho Doanh nghiệp lúng túng và phải bỏ chi phí xử lý hồ sơ phạt Thuế trước khi nhận lại
  4. Đa phần kế toán chưa có đủ kinh nghiệm xử lý hồ sơ Hoàn Thuế, dẫn đến thời gian, thủ tục phát sinh nhiều hơn

Lựa chọn dịch vụ Hoàn Thuế nào ?

Dịch vụ hoàn Thuế cũng như nhân sự Kế toán là một việc Doanh nghiệp rất khó để lựa chọn. Vì thông thường sẽ phải tạm ứng chi phí trước cho bên dịch vụ, và khi giao hồ sơ cho họ, sẽ phải theo trong một quãng thời gian dài đến khi được hoàn.

Vậy lựa chọn dịch vụ hoàn Thuế như thế nào ?

Thứ nhất, việc này liên quan đến kinh nghiệm xử lý hồ sơ Hoàn Thuế của Dịch vụ. Nếu doanh nghiệp xử lý hoàn Thuế thành công và có nhiều kinh nghiệm, thời gian xử lý hồ sơ sẽ nhanh hơn. Cùng với đó là việc bảo vệ, ứng xử với cán bộ Thuế cũng thuận lợi hơn.

Thứ hai, liên quan đến việc xuất hồ sơ. Với các doanh nghiệp chuyên về hoàn Thuế, bộ hồ sơ sẽ được xuất ra tự động để tính nhất quán và danh sách hồ sơ sẽ được có đầy đủ.

Thứ ba, liên quan đến việc cam kết trên hợp đồng. Việc này chỉ bên Đại lý Thuế có hồ sơ hợp đồng chặt chẽ, quy trình đầy đủ, mới có thể đảm bảo được cam kết với Khách hàng. Rất nhiều bên ký các hợp đồng không rõ ràng, chặt chẽ, dẫn đến tiền mất, thời gian chờ lâu, ảnh hưởng hoạt động doanh nghiệp.

Vì vậy, riêng với dịch vụ hoàn Thuế, giá dịch vụ sẽ không quan trọng bằng chất lượng dịch vụ và thời gian hoàn thuế.

Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng của TOPA tự tin giải quyết được các vấn đề này, bởi các lý do :

  1. Kinh nghiệm 10 năm xử lý hồ sơ Thuế và giải quyết nhiều hồ sơ hoàn Thuế
  2. Giấy phép xử lý hồ sơ Thuế – Đại lý Thuế để đảm bảo chất lượng của nhân sự
  3. TOPA hiện đang là thành viên hội tư vấn Thuế Việt Nam – Đảm bảo cập nhật kiến thức, kinh nghiệm xử lý hồ sơ tốt nhất
  4. TOPA có phần mềm xử lý hồ sơ Thuế riêng, đảm bảo hồ sơ hoàn Thuế đầy đủ, chặt chẽ, logic cho doanh nghiệp
  5. Chúng tôi hiểu được giá dịch vụ phải hợp lý với doanh nghiệp để có thể lựa chọn

Vì vậy, hãy tự tin lựa chọn dịch vụ hoàn Thuế của TOPA để nhận được tư vấn và dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp

Liên lạc ngay Hotline: 0888.005.630