DỊCH VỤ TẠM NGỪNG KINH DOANH TẠI HÀ NỘI
Trong quá trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp gặp các vấn đề khó khăn như thua lỗ, không phát triển, công ty muốn tạm ngừng để ổn định cơ cấu, tìm ra các giải pháp mới. Để đảm bảo quyền lợi và tránh những rủi ro pháp luật thì doanh nghiệp cần nắm rõ về thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền. Tìm hiểu chi tiết các thủ tục và dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội trong bài viết dưới đây của TOPA.
Nội dung
- 1 Tạm ngừng kinh doanh là gì?
- 2 Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp
- 3 Quy trình thực hiện tạm ngừng kinh doanh
- 4 Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao lâu?
- 5 Quy định về tạm ngừng kinh doanh công ty, doanh nghiệp
- 6 Các lưu ý khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh
- 7 Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của TOPA
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn tạm dừng.
Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp
Công ty TNHH một thành viên | – Quyết định tạm ngừng kinh doanh của chủ sở hữu (do doanh nghiệp tự soạn thảo) – Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục PLII-19 theo mẫu quy định) |
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên | – Biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn thảo) – Quyết định của chủ tịch hợp đồng thành viên về việc tạm ngừng công ty (do doanh nghiệp tự soạn thảo) – Thông báo tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (Phụ lục PLII-19 theo mẫu quy định) |
Công ty cổ phần | – Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh (tự soạn thảo) – Quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị về việc tạm ngừng hoạt động công ty cổ phần ( tự soạn thảo) – Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục PLII-19 theo mẫu quy định) |
Quy trình thực hiện tạm ngừng kinh doanh
- Gửi thông báo đến phòng kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp chậm nhất là 15 ngày trước khi tiến hành. Nội dung bao gồm:
- Tên, địa chỉ, trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Ngành, nghề kinh doanh
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh.
- Topa sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả
- Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ
- Thông báo về việc sửa đổi bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao lâu?
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá 1 năm
- Trước khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho phòng đăng ký kinh doanh trước chậm nhất 3 ngày hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Theo quy định mới, doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn nhưng mỗi năm phải thông báo 01 lần. Đây là điểm nổi bật so với quy định cũ (không được quá 02 năm liên tiếp)
Quy định về tạm ngừng kinh doanh công ty, doanh nghiệp
Để thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo đúng các quy định sau:
- Trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải đang hoạt động bình thường, không bị đóng mã số thuế.
- Căn cứ Khoản 1, Điều 206, Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 3 ngày làm việc trước khi doanh nghiệp chính thức tạm ngừng hoạt động.
Ví dụ: Công ty A muốn tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/05/2023 đến ngày 31/12/2023 thì phải nộp hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh lên Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào ngày 28/04/2023. Nếu hồ sơ hợp lệ, công ty sẽ được cấp giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/05/2023 đến ngày 31/12/2023.
Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu nợ thuế hộ kinh doanh 2023 chi tiết
Các lưu ý khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh
- Miễn lệ phí môn bài nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nguyên năm dương lịch hoặc nguyên năm tài chính.
- Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
- Doanh nghiệp vẫn phải nộp báo cáo tài chính năm nếu tạm ngừng không nguyên năm
- Ngoài ra có các quy định quan trọng sau:
- Vẫn phải treo bảng hiệu
- Thanh toán các khoản nợ với cơ quan thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
- Không được lý kết hợp đồng, thực hiện giao dịch mới trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
- Thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác với khách hàng, đối tác và người lao động
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của TOPA
Để doanh nghiệp có thể tránh trường hợp thủ tục phức tạp làm kéo dài thời gian hoàn thành đăng ký. TOPA cam kết cung cấp dịch vụ uy tín trên địa bàn HÀ Nội cũng như khắp các tỉnh thành Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. TOPA sẽ đồng hành cùng quý khách để hoàn thiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Vì sao quý khách nên chọn dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề và đội ngũ kế toán viên được đào tạo chuyên nghiệp, TOPA đã đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ để giải quyết các vấn đề về kế toán thuế và luật doanh nghiệp.
Với dịch vụ đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh của TOPA, quý khách hàng có thể đảm bảo tối ưu thời gian và chi phí nhất có thể. Đồng thời chúng tôi đảm bảo chất lượng dịch vụ, làm đúng và đủ tất cả các thủ tục cần thiết, bảo vệ tối đa quyền lợi của doanh nghiệp.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần nhận tư vấn về các vấn đề liên quan về kế toán thuế, thành lập doanh nghiệp… vui lòng truy cập website hoặc gọi Hotline/Zalo: 088 800 5630 để được hỗ trợ. TOPA luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp!