Hướng Dẫn Chi Tiết Về Đăng Ký Địa Điểm Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ ĐĂNG KÝ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP

Nội dung

Tại sao cần đăng ký địa điểm kinh doanh và khi nào thì cần thành lập địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.

Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.

Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh được thành lập tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước và độc lập so với trụ sở công ty.

Tìm hiểu ngay dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh trọn gói của TOPA.

Địa điểm kinh doanh là gì ?

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Mã số địa điểm kinh doanh là gì ?

Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Như vậy, theo quy định này, mã số địa điểm kinh doanh không phải mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là gì ?

Theo quy định pháp luật địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được cấp một Giấy chứng nhận: đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng biệt và song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được coi là cơ sở pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho việc thành lập cũng như đi vào hoạt động của địa điểm kinh doanh trên thị trường.

Doanh nghiệp không cung cấp đủ các giấy tờ hợp lệ về địa điểm kinh doanh và đặc biệt là không cung cấp được giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Khi đó hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm pháp lý khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh của địa điểm mình.

Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh là gì ?

Theo quy định pháp luật địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được cấp một Giấy chứng nhận: đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng biệt và song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được coi là cơ sở pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho việc thành lập cũng như đi vào hoạt động của địa điểm kinh doanh trên thị trường.

Doanh nghiệp không cung cấp đủ các giấy tờ hợp lệ về địa điểm kinh doanh và đặc biệt là không cung cấp được giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Khi đó hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm pháp lý khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh của địa điểm mình.

Điều kiện để đăng ký địa điểm kinh doanh.

Điều kiện về tên địa điểm kinh doanh.

Theo quy định tại Nghị định 01/2021 thì tên địa điểm kinh doanh như sau:

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Điều kiện về địa chỉ địa điểm kinh doanh

  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
  • Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.

Điều kiện về ngành nghề địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không hiện ngành nghề kinh doanh.

Điều kiện về người đứng đầu địa điểm kinh doanh

Người đại diện công ty cũng có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Hình thức hạch toán của địa điểm kinh doanh

2 hình thức hạch toán phụ và hạch toán độc lập.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ ĐĂNG KÝ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP

Thủ tục để đăng ký địa điểm kinh doanh

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký qua mạng.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng

A. Thành phần hồ sơ

1- Thông báo lập địa điểm kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật của công ty ký) (mẫu quy định);

2- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

4- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Các cách thức để đăng ký địa điểm kinh doanh

– Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

– Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

2.2. Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh trực tiếp?

* Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

* Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

       + Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).

       + Nộp hồ sơ tại quầy số 2, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.

       + Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

* Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

* Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13giờ đến 17giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).

Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh qua mạng?

Bước 1: Đăng ký và chứng thực tài khoản đăng ký kinh doanh trên trang http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn 

Bước 2: Tạo hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh.

  • Chọn phương thức nộp hồ sơ

So sánh phương thức nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng với nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

  • Chọn hình thức đăng ký
  • Chọn loại hình: 

Chọn đăng ký địa điểm kinh doanh xong nhập thông tin đơn vị chủ quản xong ấn tiếp theo.

  • Sau đó ấn bắt đầu.

Bước 3: Kê khai thông tin trong hồ sơ thông báo lập ĐĐKD qua mạng điện tử

Nhập các thông tin từ hồ sơ đăng ký vào các khối thông tin tương ứng trong các khối dữ liệu trên màn hình.

Lưu ý:

– Các khối thông tin trong hồ sơ đăng ký điện tử cần được nhập đầy đủ và chính xác theo Giấy đề nghị của doanh nghiệp

–  Dấu tích trên màn hình chỉ thể hiện thông tin đã được LƯU; KHÔNG thể hiện thông tin đã được nhập đầy đủ, chính xác.

– Kiểm tra thông tin hồ sơ

Nhấn nút [Kiểm tra thông tin] để kiểm tra xem các thông tin cần nhập đã đầy đủ và đúng theo yêu cầu 

Màn hình hiển thị các nút chức năng xử lý hồ sơ

Hệ thống sẽ hiển thị các cảnh báo lỗi nếu thông tin đã nhập chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác.

Màn hình hiển thị cảnh báo lỗi

–      Trong trường hợp có cảnh báo lỗi: tích vào dòng cảnh báo lỗi à Hệ thống sẽ tự động chuyển đến màn hình có trường thông tin bị lỗi;

–      Sau khi sửa lỗi, nhấn nút [Đóng báo cáo KT thông tin] để đóng các cảnh báo lỗi; Nhấn nút [Kiểm tra thông tin] để kiểm tra lại thông tin hồ sơ: Nếu không còn cảnh báo lỗi, thực hiện tiếp các bước tiếp theo; Nếu còn cảnh báo lỗi, thực hiện lại các bước trên.

–  Nhấn nút [Xem trước] để hiển thị Dự thảo Giấy chứng nhận; 

Bước 4: Tải văn bản điện tử của bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử 

–  Khi nộp hồ sơ đăng ký điện tử, người dùng cần tải lên đầy đủ các giấy tờ theo quy định về thành phần hồ sơ (giống như hồ sơ bản giấy).

–      Yêu cầu đối với tài liệu đính kèm là văn bản điện tử:

•        Được tạo trực tuyến hoặc được quét (scan) từ văn bản giấy

•        Có định dạng “.doc” hoặc “.pdf”

•        Thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy (đã được ký tên theo quy định)

•        Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy

•        Có dung lượng không quá 15Mb

Cách tải tài liệu đính kèm

–      Nhấn chọn vào từng tài liệu đính kèm và tiến hành tải các tài liệu theo các mục tương ứng.

–      Hệ thống chấp nhận cả 2 loại tài liệu đính kèm:

•        Tài liệu đính kèm thông thường được scan (có đủ chữ ký theo yêu cầu);

•        Tài liệu đính kèm có đầy đủ chữ ký số theo quy định dưới dạng bản điện tử.

Tải các tài liệu đính kèm 

Bước 5: Chỉ định người ký hồ sơ doanh nghiệp.

Người ký hồ sơ là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp được ủy quyền thành lập ĐĐKD hoặc người được người đại diện ủy quyền.

  • Nhập Email người nộp vào phần tìm kiếm. (Email đăng ký tài khoản ĐKKD)

  • Chọn người ký hồ sơ đăng ký qua mạng và nhập chức danh của người ký
  • Sau khi điền đầy đủ thông tin của hồ sơ, nhấn nút [Chuẩn bị];
  • Ký số/ Xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử 

  • Tích chọn nút xác nhận “Tôi xin cam đoan tính trung thực, chính xác và toàn vẹn của hồ sơ đăng ký và các tài liệu đính kèm”; 
  • Nhập mật khẩu tài khoản đăng ký kinh doanh xong ấn xác nhận.

Bước 6. Nộp hồ sơ vào Phòng Đăng ký kinh doanh và xem kết quả.

  • Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ 

Tại danh sách hồ sơ, người sử dụng có thể nhìn thấy tình trạng xử lý bộ hồ sơ đã đăng ký. 

Một số câu hỏi liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại đâu?

Trả lời: Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty:

  • Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty.

Địa điểm kinh doanh có được phát sinh hoạt động kinh doanh không?

Trả lời: Có, địa điểm kinh doanh hoàn toàn có thể được quyền phát sinh hoạt động kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Trả lời: Vì được phát sinh hoạt động kinh doanh nên địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài với mức thuế là: 1.000.000 đồng/năm. Năm đầu thành lập địa điểm kinh doanh được miễn thuế môn bài nếu công ty hoặc chi nhánh chủ quản đang được miễn thuế môn bài.

Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?

Trả lời: Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký, sử dụng con dấu.

Trên đây là HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ ĐĂNG KÝ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP Trong quá trình thực hiện nếu gặp bất kỳ thắc mắc gì đứng ngại chat với chúng tôi qua zalo để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Xem thêm

GIẢI PHÁP THAY THẾ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TRƯỞNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp